Tổng tài sản của doanh nghiệp Nhà nước hơn 3,7 triệu tỷ đồng

Ngày:

Hiện có 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn và hơn 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, với tổng tài sản lên tới hơn 3,7 triệu tỷ đồng. 

Theo số liệu công bố tại tọa đàm “Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp – Nhìn lại và hướng tới” ngày 26/9, tính đến hết năm 2022, Việt Nam còn khoảng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và khoảng 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối; tổng khối tài sản lên tới hơn 3,7 triệu tỷ đồng. 

Riêng tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty đạt 1.154 nghìn tỷ đồng; tổng tài sản hợp nhất đạt 2.491 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 63% tổng vốn chủ sở hữu và 65% tổng tài sản của các doanh nghiệp nhà nước.

-8636-1695718569.jpg

Năm 2022, Petrovietnam và TKV đã đạt doanh thu kỷ lục kể từ khi thành lập, với tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 103.309 tỷ đồng.

Năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất của19 danh nghiệp này đạt hơn 1.870 nghìn tỷ đồng, chiếm 20% GDP cả nước (tăng 0,6% so với năm 2018). Đáng chú ý, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đạt doanh thu kỷ lục kể từ khi thành lập, với tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 103.309 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hợp nhất đạt 227.990 tỷ đồng.

Mặc dù đang nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, nhưng các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện đang đối diện với tình trạng chậm chuyển mình trong bối cảnh mới.

Các chuyên gia đã đánh giá rằng có một số hạn chế và tồn tại trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Các tập đoàn và tổng công ty chưa tận dụng tốt nguồn vốn và tài sản được Nhà nước giao để thúc đẩy các dự án đầu tư và kiểm soát chất lượng. Ngoài ra, phân bổ nguồn vốn đầu tư chưa tập trung vào các ngành có tính dẫn dắt và tạo động lực cho sự phát triển. Còn thiếu các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ cao và công nghệ lõi có khả năng tạo ra sự lan tỏa trong nền kinh tế.

Cũng có các dự án đầu tư ra nước ngoài, như dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và khai thác khoáng sản, gặp khó khăn và rủi ro cao, dẫn đến thua lỗ trong nhiều năm và tiềm ẩn nhiều vấn đề pháp lý.

Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đưa ra 3 nguyên nhân chính cho tình trạng này bao gồm sự phân tán trách nhiệm đại diện chủ sở hữu Nhà nước và thiếu nguồn lực và năng lực cán bộ. Hệ thống quản lý vốn nhà nước và chức năng đại diện chưa được tách bạch đúng cách.

Để cải thiện tình hình, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã cam kết thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp, tăng cường sự chủ động của họ và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh. Giải pháp căn bản và lâu dài bao gồm việc sửa đổi quy định pháp luật để tăng cường phân công và phân cấp cho hội đồng thành viên và người đại diện phần vốn nhà nước tại các tập đoàn và tổng công ty.

Thanh Hoa

(Theo vnbusiness.vn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.

Chia sẻ bài viết:

Đăng ký nhận tin

spot_imgspot_img

Nổi bật

Có thể bạn quan tâm
Related