Kinh tế Việt Nam đã đi qua những ngày ‘giông bão’?

Ngày:

Đơn hàng xuất khẩu dần trở lại, nhu cầu tiêu dùng trong nước, thị trường bất động sản dần phục hồi… là một trong số rất nhiều tín hiệu lạc quan của nền kinh tế Việt Nam trong 9 tháng năm 2023. Liệu rằng, kinh tế Việt Nam đã thoát đáy chưa, và còn có khó khăn nào cản đường trong thời gian tới?

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2023 đạt 31,41 tỷ USD, dù giảm 4,1% so với tháng trước đó, nhưng ghi nhận là tháng thứ 3 liên tiếp vượt ngưỡng 30 tỷ USD. Nhờ đơn hàng xuất khẩu được cải thiện, một số ngành hàng đã thoát tình cảnh “ngủ đông”.

Nhiều ‘chỉ dấu’ phục hồi 

Ông Thang Văn Thông, Phó Chi hội trưởng Chi hội Dăm gỗ Việt Nam (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam), cho biết các doanh nghiệp trong ngành gỗ đã có thêm đơn hàng mới, công nhân trở lại tăng ca và tuyển thêm lao động.

-9402-1696409564.jpg

Nếu so sánh với các nước trong khu vực và các nền kinh tế phát triển trên thế giới thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn ở mức cao.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 6,5 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, theo thông lệ hàng năm, nhu cầu tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ sẽ có xu hướng tăng mạnh vào cuối năm, khi thị trường nhà ở hoàn thiện và nhu cầu thay thế nội thất gia tăng để đáp ứng mùa lễ hội.

Cùng với đó, tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU hàng tồn kho đang giảm và nhu cầu nhập khẩu dự kiến sẽ tăng là cơ hội để các doanh nghiệp ngành gỗ đón nhận đơn hàng trong những tháng tới.

Về tiêu dùng trong nước, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), cho hay ngành bán lẻ và tăng trưởng thương mại, dịch vụ của cả nước đã phục hồi được như thời kỳ trước dịch (2019). Hiện, doanh nghiệp bán lẻ đang nỗ lực tái cơ cấu hoạt động theo các hướng: Đảm bảo thay đổi cơ cấu nguồn hàng phù hợp sự dịch chuyển, cơ cấu lại theo nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng; đón đầu kinh tế bền vững và kinh tế xanh, số hóa và đổi mới sáng tạo.

Ông Đức kiến nghị, những chính sách vừa qua của Chính phủ đang tập trung cho người tiêu dùng, cần có quy mô bài bản như áp dụng giảm 2% thuế giá trị gia tăng như vừa qua, bên cạnh đó cần có những chính sách tập trung vào các doanh nghiệp đang gặp khó khăn nhiều hơn.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), giai đoạn từ cuối quý II/2023 đến nay, thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn, nhưng mức độ khó khăn có dấu hiệu giảm bớt và dần phục hồi. Hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1 trong 21 ngành kinh tế có quy mô lớn nhất, có tính lan tỏa rất lớn với nền kinh tế của cả nước.

‘Đòn bẩy’ tài chính 

Tuy vậy, trải qua 15 năm gần đây, thị trường bất động sản đã trải qua nhiều cung bậc “thăng-trầm” với các giai đoạn khủng hoảng “bong bóng”, “đóng băng”, “phục hồi, phát triển trở lại” rồi lại bị khủng hoảng đan xen với phục hồi. “Mặc dù nhìn tổng thể thì thị trường bất động sản đã có sự phát triển mạnh mẽ trong 20 năm gần đây, nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt mục tiêu phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”, ông Châu nói. 

Do vậy, Chính phủ cần có thêm các giải pháp căn cơ để phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam, tháo gỡ cơ chế chính sách. Cụ thể, giải pháp về xây dựng, hoàn thiện một số cơ chế, chính sách của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và sử dụng công cụ tín dụng để điều tiết thị trường bất động sản phát triển an toàn, lạnh mạnh, bền vững.

HoREA nhận thấy rằng, tín dụng là công cụ hiệu quả để điều tiết thị trường bất động sản, nhất là khi thị trường có dấu hiệu “bất ổn” như xuất hiện “bong bóng”, có dấu hiệu đầu cơ hoặc trầm lắng, thậm chí là suy thoái, đóng băng… Ngân hàng Nhà nước cần có giải pháp cấp bách, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho người dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, những chỉ số phục hồi của nền kinh tế cũng được phản ánh qua con số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 9 tháng 2023. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước tăng 5,33%, GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,19% và 1,57% của 9 tháng các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011 – 2023. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trong khu vực và các nền kinh tế phát triển trên thế giới thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn ở mức cao.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, để có giải pháp khắc phục khó khăn, đồng thời chủ động khai thác các cơ hội, Chính phủ cần tiếp tục tập trung triển khai nhanh, hiệu quả các chủ trương, chính sách về tài chính, tiền tệ.

Cụ thể, theo dõi sát và cập nhật kịp thời diễn biến tình hình thế giới, chính sách tài khóa, tiền tệ của các nước có quy mô kinh tế lớn, là đối tác thương mại đầu tư quan trọng đối với Việt Nam. Đồng thời, thực hiện hiệu quả các giải pháp về tiền tệ, lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; điều hành tỷ giá phù hợp.

Cùng với đó, đẩy mạnh tiêu dùng thông qua các giải pháp tập trung phát triển thị trường trong nước; thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa.

-7615-1696409564.png

TS. Trương Văn Phước

Nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa và nước ngoài cũng như khả năng hấp thụ vốn đang sụt giảm. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại hệ thống ngân hàng gia tăng cùng với thị trường trái phiếu ảm đạm cho thấy, thị trường tài chính cần nhiều thời gian và nguồn lực để phục hồi chức năng cung ứng vốn của mình. Tôi cho rằng cần sử dụng hiệu quả công cụ tái cấp vốn để làm giảm chi phí vốn đầu vào cho các ngân hàng thương mại, làm cơ sở để giảm thêm lãi suất cho vay.

-6939-1696409564.png

TS. Lê Đăng Doanh

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM),

Nhiều tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 chỉ từ 5,4 – 5,6%. Nếu đạt mức này đã là cao ở ASEAN, bởi nền kinh tế Việt Nam hiện có độ mở rất lớn, tác động bất lợi của kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam. Đây là xu hướng chung, chúng ta cũng phải chấp nhận, đối diện. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem những khó khăn dù đã giảm nhưng vẫn còn và dự báo sẽ chưa chấm dứt. Điều này được phản ánh qua các con số như số doanh nghiệp đóng cửa, dừng hoạt động, khó khăn hiện nay vẫn rất cao, trong khi doanh nghiệp mới thành lập, gia nhập thị trường vẫn khó khăn, lãi suất dù giảm song “không mấy ai muốn vay vốn do thị trường tiêu thụ chậm, yếu, nhu cầu suy giảm”.

-1541-1696409564.png

Ông Lê Tiến Trường

Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)

Hơn 3 năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng nổ khiến các nền kinh tế phải đóng cửa và chuỗi cung ứng toàn cầu rơi vào tình trạng đóng băng, hỗn loạn. Tuy nhiên, trong khó khăn cũng mở ra những cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tận dụng, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, đa dạng hóa nguồn cung ứng đầu vào, mở rộng thị trường tiềm năng mới, củng cố thị trường chiến lược hiện đại. Trong bối cùng với yêu cầu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế thì việc hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng phục hồi, làm động lực tăng trưởng trong giai đoạn tới phải trở thành nhiệm vụ ưu tiên trọng tâm.

Nhật Linh 

(Theo vnbusiness.vn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.

Chia sẻ bài viết:

Đăng ký nhận tin

spot_imgspot_img

Nổi bật

Có thể bạn quan tâm
Related

Góc khuất của kinh doanh xăng dầu

Những sai phạm của Công ty Xuyên Việt Oil...

Nhóm hàng xuất nhập khẩu đầu tiên đạt kim ngạch ba con số

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh...